• Phòng khám đa khoa Thái Hà
  • Cơ sở y tế
    • 0365 115 116

Tư vấn bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị

Bệnh trĩ là một loại bệnh khá phổ biến hiện nay, có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thì bệnh chủ yếu xuất hiện nhiều ở người bệnh tuổi trung niên và phụ nữ có thai. Trĩ là một loại bệnh của vùng hậu môn, đây cũng là một vùng khá nhạy cảm vì thế mà nhiều người khi mắc bệnh trĩ lại thường không chia sẻ cho ai, cũng như là ngại đi khám. Vậy cùng tìm hiểu xem bệnh trĩ là gì? Tư vấn bệnh trĩ về dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn có tên gọi khác là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ là tình trạng biến đổi cấu trúc của ống hậu môn, bệnh được hình thành do sự tăng áp lực của các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch chịu những chèn ép có khả năng sưng, phồng lên, xung huyết, chảy máu tạo thành các búi trĩ.

Dựa vào vị trí hình thành búi trĩ, mà bệnh trĩ được chia ra làm 2 loại:

  • Bệnh trĩ nội: Đây là tình trạng các tĩnh mạch ở đường lược hậu môn bị phình giãn, các búi trĩ được hình thành sâu bên trong, khuất và không nhìn được bằng mắt thường. Bệnh nhân khi mắc bệnh trĩ nội vào giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện ra được bệnh do bệnh trĩ nội không gây đau đớn cũng bởi vì vị trí các búi trĩ hình thành không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên khi bệnh để lâu dần bệnh nặng hơn các búi trĩ sẽ phát triển lớn hơn, đi đại tiện ra máu và có khả năng bị sa ra ngoài.
  • Bệnh trĩ ngoại: Khác với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch bên dưới đường lược hậu môn bị giãn, phồng tạo nên các búi trĩ nằm bên dưới, bờ ngoài rìa hậu môn. Khi mắc bệnh trĩ ngoại người bệnh có thể quan sát các búi trĩ bằng mắt hoặc dùng tay để cảm nhận được kích thước của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại thường không làm bệnh nhân chảy máu, tuy nhiên lại gây ra cảm giác khó chịu, đau rát là khi bệnh nhân ngồi.

Có một số trường hợp bệnh nhân sẽ mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Tư vấn bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bình thường mọi người có thể phát hiện bệnh trĩ thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Ngứa ngáy vùng hậu môn: Do các búi trĩ tạo ra áp lực lên tĩnh mạch ở vùng hậu môn, làm hậu môn ẩm ướt, vướng víu, gây ra dịch nhầy bài tiết tồn đọng trong hậu môn, là nguyên nhân gây nên hậu môn ngứa ngáy, dùng giấy lau sẽ thấy dịch vàng trắng như mủ.
  • Đau rát hậu môn: Khi đi đại tiện người mắc bệnh trĩ thường cảm thấy đau, rát, nhiều trường hợp còn chảy cả máu. Sau khi đi đại tiện, khi vệ sinh vùng hậu môn thấy trên giấy có máu, hiện tượng này cũng có khả năng vỡ các búi trĩ gây ra.
  • Vùng hậu môn có những bất thường: bị sưng đỏ, căng tức, mót rặn.

Nhìn thấy các búi trĩ hoặc sờ thấy các búi trĩ ở vùng hậu môn khả năng do mắc bệnh trĩ ngoại hoặc do các búi trĩ nội sa xuống.

Nhận biết các cấp độ tình trạng của bệnh trĩ

Đối với bệnh trĩ nội thông thường được chia làm 4 cấp độ bệnh.

  • Cấp độ 1: Khi người bệnh mắc bệnh trĩ nội, Đi đại tiện ra máu, lúc này các búi trĩ chưa sa ra ngoài.
  • Cấp độ 2: Ở giai đoạn này của bệnh, búi trĩ thường sa ra ngoài khi người bệnh đi đại tiện, tuy nhiên thì các búi trĩ có thể tự thu lên được
  • Cấp độ 3: Khi đi đại tiện các búi trĩ bị sa ra ngoài, nhưng không tự thu lên được, bệnh nhân phải dùng tay đẩy lên.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn xuống hậu môn, dễ bị viêm nhiễm, để lâu có khả năng gây nên hoại tử.

Đối với bệnh trĩ ngoại được chia làm hai cấp độ:

  • Cấp độ nhẹ: Ở giai đoạn này dấu hiệu có thể nhận biết đó là bờ hậu môn của người bệnh bị sưng to, xoắn lại, đau rát, ngứa ngáy, bất tiện khi ngồi.
  • Cấp độ nặng: Khi bước vào giai đoạn nặng của bệnh, các búi trĩ phát triển to dần, nằm bên ngoài hậu môn, dễ chảy máu khi có sự tác động đến, gây ra đau đớn cho người bệnh.

Tư vấn bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị

Nguyên nhân hình thành búi trĩ

Bệnh trĩ được thành từ rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên thì theo các chuyên gia cho biết thì bệnh trĩ chủ yếu được hình thành do lối sống sinh hoạt hằng ngày và chế độ ăn uống của người bệnh thiếu khoa học, không hợp lý.

  • Do tính chất công việc của người bệnh: Bệnh trĩ thường được phát hiện nhiều ở các đối tượng văn phòng và các thợ may, đây là những đối tượng có tính chất công việc là ngồi là chủ yếu, không có nhiều thời gian vận động. Việc ngồi quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng dồn hết những áp lực lên các dân thần kinh ở vùng hậu môn, khiến cho các tĩnh mạch ở vùng này khó lưu thông máu, tình trạng này kéo dài sẽ khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn sưng phồng từ đó hình thành các búi trĩ.
  • Người bệnh có chế độ ăn uống không hợp lý, khoa học: Việc ăn uống trong đời sống cũng quyết định rất nhiều đến việc gây nên bệnh trĩ. Thường xuyên ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, ăn uống thất thường bữa có bữa không, điều này gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, phân khô gây ra nhiều khó khăn khi đi đại tiện, phải thường xuyên rặn mới đi được. Tình trạng rặn khi đi đại tiện kéo dài sẽ gây nên những áp lực, tạo ra sự co bóp tĩnh mạch ở vùng hậu môn dẫn đến hình thành các búi trĩ.
  • Uống ít nước: Trong trường hợp khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước, cơ quan tiêu hóa cũng bị kém đi, gây ra tình trạng phân bị to, cứng và khô, điều này cũng khiến việc đi đại tiện khó khăn, cần phải rặn khi đi đại tiện.
  • Do người bệnh bị béo phì: Bình thường những người thừa cân hoặc mắc bệnh béo phì đều có hệ tiêu hóa khá kém, do lượng mỡ thừa tích tụ quá nhiều gây ra. Ngoài ra thì những người thừa cân, béo phì rất lười vận động, một phần do cơ thể nặng nề khó di chuyển, hoạt động nặng, nên thường chỉ muốn ngồi một chỗ, chính vậy mà những người mắc bệnh béo phì thường hay bị trĩ.
  • Do người bệnh thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi ,stress: Khi bạn thường xuyên căng thẳng mệt mỏi sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể chịu áp lực, trong đó có hệ tiêu hóa. Nhiều người stress hay lo lắng, căng thẳng dẫn tới tình trạng chán ăn, thiếu ngủ, hay nôn mửa những yếu tố này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến hệ tiêu hóa, dẫn đến những tình trạng táo bón, hay tiêu chảy, cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
  • Do có thói quen lười vận động thể dục, thể thao: Lười vận động thể dục thể thao là một yếu tố gây nên bệnh trĩ. Lười vận động thể dục, thể thao khiến cho quá trình lưu thông máu bị kém đi, gây nên nhiều ảnh hưởng cho cơ thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn, từ đó tạo những áp lực không nhỏ đến các tĩnh mạch ở hậu môn. Tuy nhiên thì việc nếu tập thể dục gắng sức cũng không tốt với cơ thể bạn. Khi tập thể dục, thể thao với cường độ quá cao, không phù hợp với sức khỏe, sẽ tạo nên quá nhiều áp lực đến cơ thể trong đó có vùng hậu môn, gây nên trĩ. Vì vậy mà các chuyên gia khuyên nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức với bản thân.
  • Do các chị em có thai và sinh nở: Khi các chị em mang thai, thai nhi càng phát triển, khiến vùng tử cung của người mẹ to dần gây nên áp lực đến vùng xương chậu, đặc biệt là các tĩnh mạch gần hậu môn và trực tràng, khiến các tĩnh mạch ở vùng này chịu áp lực. Ngoài ra thì việc các chị e bước vào giai đoạn sinh sản việc các chị e sinh thường sẽ phải rặn đẻ làm tác động đến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn. Một số trường hợp khi sinh nở còn bị rạch tầng sinh môn, Sau khi sinh xong lúc khâu có thể bị khâu chít một số mạch máu ở vùng hậu môn. Nên sau thời gian sinh sản dễ bị bệnh trĩ.
  • Do có quan hệ tình dục bằng đường hậu môn: Bình thường lỗ hậu môn ở nữ giới sẽ bé hơn âm đạo, không co giãn được bằng âm đạo, hậu môn còn không có khả năng tiết ra dịch bôi trơn trong quá trình quan hệ tình dục, các trường hợp quan hệ đồng giới nam cũng thế, việc quan hệ tình dục bằng đường hậu môn thường sẽ gây ra cảm giác đau rát vì khô, khi quan hệ không đúng cách nhiều khả năng còn làm cho hậu môn bị xước, rách dẫn đến chảy máu khi quan hệ. Khi hậu môn bị tổn thương sẽ dễ dàng cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây ra các bệnh về đường hậu môn trong đó có bệnh trĩ. Ngoài ra thì việc quan hệ bằng đường hậu môn khiến cho vùng cơ hông và lưng phải hoạt động mạnh, Hậu môn phải co giãn liên tục, khiến cho việc tuần hoàn máu của các tĩnh mạch hậu môn thay đổi, chịu các áp lực tác động vào, gây căng tức, dễ tắc máu gây ra bệnh trĩ.
  • Do tuổi tác lớn dần: Khi bước vào đội tuổi trung niên, tuổi ngày càng cao hệ tiêu hóa của bạn sẽ ngày càng kém hơn, dẫn tới các cơ dọc theo đường hậu môn cũng suy giảm dần chức năng, các cơ vòng hậu môn cũng kém dần khiến cho tĩnh mạch hậu môn trượt xuống gây nên bệnh trĩ.

Trên đây là những chia sẻ của các chuyên gia về bệnh trĩ, mong mọi người ai đang có những dấu hiệu của bệnh trĩ, đừng ngại ngùng chia sẻ , hãy đến những phòng khám trĩ gần để khám và được chữa trị, tránh tình trạng bệnh để lâu gây nhiều biến chứng khó lường như thiếu máu, sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm lở loét vùng hậu môn và các vùng xung quanh hậu môn, tắc mạch, nặng còn có thể gây ra ung thư vùng hậu môn.

Tư vấn bệnh trĩ: Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân bị

TIN MỚI TRONG NGÀY

close
Đăng ký khám bệnh

Vui lòng nhập các ô bên dưới để đăng ký khám